Loãng xương – Nên phòng bệnh trước khi quá muộn

Loãng xương được xem như một “sát thủ thầm lặng” vô cùng nguy hiểm. Khi các dấu hiệu của bệnh được nhận thấy thì khối lượng xương bị mất có thể lên tới 30% hoặc tình trạng bệnh đã rất nặng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là nguyên nhLoãng xương – Nên phòng bệnh trước khi quá muộnân đứng thứ 2 của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch. Ở Châu Á, có khoảng 20% phụ nữ sống chung với bệnh loãng xương và 53% có mật độ xương thấp. Tại Việt Nam, có đến 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong đó 3/4 là nữ (chiếm khoảng 76%). Đến năm 2020, con số loãng xương có thể lên tới 4,5 triệu người, một con số đáng báo động. Hiện nay, loãng xương đã thực sự trở thành một vấn đề sức khỏe mang tính thời đại trong cộng đồng. Loãng xương không loại trừ một ai nhưng thường gặp nhất là phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi mãn kinh.

 Loãng xương – kẻ cắp giấu mặt

Không yên tâm khi gần đây chân tay hay bị tê và cơ thể thường mệt mỏi, chị Nga (35 tuổi, Bình Dương) quyết định đi kiểm tra sức khỏe. Sau khi được bác sĩ khám và đo mật độ xương, chị rất bất ngờ biết mình bị loãng xương cấp độ nhẹ. Tương tự, chị Liên (38 tuổi, NVVP) thấy sức khỏe thay đổi rõ từ sau khi sinh bé thứ hai. Tuy vậy, vì bận bịu con cái, chị chủ quan bỏ qua. Đến lúc các khớp xương bắt đầu kêu răng rắc khi di chuyển và hay bị chuột rút, chị đi khám thì được chẩn đoán bị loãng xương.

Trường hợp khác, cô Mỹ (57 tuổi, Tp.HCM) cho biết: “Trước đây, cô hay bị đau nhức các khớp xương, ban đêm đau nhiều hơn nhưng cô nghĩ lớn tuổi, đau nhức là bình thường nên chỉ tự mua thuốc giảm đau uống. Khi đau càng nhiều, gia đình nhất quyết bắt cô đi khám mới biết là bị loãng xương và bệnh trở nặng rồi. Giờ cô cúi người hay đi lại cũng đều khó khăn.”

Theo các bác sĩ, loãng xương diễn biến lặng lẽ, tới lúc nhận thấy các dấu hiệu như trên thì tỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%.

Xem thêm : bệnh xương khớp là gì? cách điều trị hiệu quả tại đây

Hay Đâu là dấu hiệu bệnh xương khớp xem tại đây

Hậu quả nguy hiểm của loãng xương

 Giảm mật độ xương và loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, âm thầm, không gây đau đớn nên người bệnh không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong các giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài một số dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau, sự thiếu hụt canxi càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức xương rõ rệt hơn. Đó là đau lưng, đau các khớp chân, tay và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh (xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay, bàn tay). Với các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng sẽ dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp, chấn thương, tai nạn.

Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi thì một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường xuất hiện ở những người loãng xương. Khi bị bệnh loãng xương không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân…) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Loại xương nào cũng có thể bị loãng nhưng những loại thường bị chịu lực tác động nhiều nhất sẽ để lại hậu quả xấu hơn cả. Vì vậy, gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương.

Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Khoảng 30% bệnh nhân là có thể hoà nhập lại với cuộc sống bình thường nhưng vẫn chỉ ở một mức độ nào đó và lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương. Do đây là các vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khó phục hồi, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.

 

Gãy xương là hậu quả cuối cùng và nguy hiểm nhất của loãng xương

Ba hoạt chất giúp phòng ngừa và điều trị loãng xương hiệu quả

Canxi thiên nhiên: Một trong những nguồn canxi an toàn là canxi từ tảo biển vì cân bằng tự nhiên về chất khoáng và dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng canxi có nguồn gốc từ thực phẩm, thực vật sẽ hiệu quả và an toàn hơn cho sức khỏe. Với khả năng hấp thu tốt hơn canxi đá truyền thống nên dù tiêu thụ một lượng canxi ít hơn so với uống canxi đá thì hiệu quả mang lại vẫn tương tự. Đồng thời, nạp ít canxi vào cơ thể có nghĩa là giảm được lượng canxi thừa có khả năng bị lắng đọng gây nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Vitamin K2 (MK 7) : Trong các dạng của vitamin K, vitamin K2 là quan trọng nhất cho sức khỏe của xương. Vitamin K2 giúp hoạt hóa Osteocalcin – một protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Đây được xem là vitamin “dẫn đường” của canxi, giúp canxi tới đúng nơi cần thiết, qua đó bổ sung canxi vào đúng nơi đang bị thiếu, giúp tăng mật độ canxi trong xương, giúp xương chắc khỏe hơnKhông có Vitamin K2 thì bổ sung canxi nhiều cũng thành vô nghĩa. Đặc biệt, nếu sử dụng những sản phẩm cung cấp canxi không có nguồn gốc thiên nhiên khi vào cơ thể lâu dài rất dễ bị lắng đọng canxi thừa trên các mảng xơ vữa động mạch gây cản trở lưu thông dòng máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Khi đó, K2 càng trở nên quan trọng khi giúp kéo canxi bị lắng đọng đi đến xương, loại bỏ các nguy cơ như sỏi thận, sỏi mật, nhồi máu cơ tim… Vitamin K2 cũng là chất kháng viêm cho cơ thể, rất hữu ích bởi việc nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng sản xuất tế bào hủy xương. Vitamin K2 có trong đậu nành lên men, lòng đỏ trứng, phô mai, cải bó xôi,

Vitamin D3còn gọi là cholecanxiferol, kết tinh trong da từ chất 7-dehydrocholesterol, dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Vitamin D3 giúp tăng tổng hợp protein Osteocalcin vận chuyển canxi từ thực phẩm qua thành ruột đi vào máu để đến xương (nhưng có vitamin K2 mới kích hoạt được tính năng gắn canxi vào xương của Osteocalcin). Khi có đủ vitamin D3, cơ thể có thể hấp thụ tới 30% lượng canxi từ thực phẩm. Ngoài ra, D3 còn giúp giảm bài tiết canxi từ thận, gìn giữ vật liệu quý giá này cho xương. Vitamin D3 có nhiều trong cá biển, gan động vật, các chế phẩm từ sữa … Duy trì tiếp xúc với nắng sớm 15 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3.

 

Có thể thấy, canxi thiên nhiên, Vitamin K2 và Vitam D3 là 3 hoạt chất hỗ trợ rất tốt cho nhau trong việc cải thiện mật độ của xương, qua đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả, loại trừ các hậu quả không lường do loãng xương gây ra. Ngoài ra, để tránh nguy cơ bệnh loãng xương, những người sau tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Những người đã đến tuổi trưởng thành kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, thiếu hormon sinh dục (nữ giới là estrogen và nam giới là androgen), người nghiện rượu, sử dụng corticoid kéo dài, nghiện thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương.

Muốn phòng bệnh loãng xương, tốt nhất là ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *